Tuesday, May 24, 2011
Wednesday, May 4, 2011
Ha Giang Province
They grow their crops on the rocks and walk several kilometers of steep, cold mountain roads to buy and sell small goods, but the Mong families on the Dong Van Plateau are some of the most hospitable in the world.
After the long journey, settling into the silence and peace of a stop high mountain road in Ha Giang Province can be an arresting experience.
Vietnam’s northernmost province is located in the northwestern. Hoang Lien Mountains – the Tonkinese Alps as the French called them – near the border with China.
All’s quiet except for the whisper of the crisp breeze and the crunch of a local Mong family’s sandals on the road as they walk carrying large bamboo backpacks filled whatever produce or goods they’ve either just bought or are about to sell at the market.
The language barrier keeps us at a distance in one way, but the simple smiles of the family bring our two very different worlds close together.
Mesmerized by the strength and spirit in their faces, the natural beauty that surrounds us – limestone peaks creeping above a dense mist, vibrant green valleys descending into earth-red rivers – is equally enchanting. I’ve never met anyone who came here and didn’t want to come back.
The sturdy roads on the steep sides of the Dong Van Highlands tower above green corn fields in the summer and colorful valleys of wild flowers in the autumn and spring.
The carpet of colors – even on grey, overcast and otherwise dreary days – is breathtaking.
Life in the slow lane
The journey to Dong Van is not exactly easy, but it’s worth it.
At an altitude of more than 1,000 meters above sea level, the bends are sharp and the passes narrow for hours along the rocky plateau. Drive slow, especially if you go by motorbike, as the safety rails are not very high.
The motorbike is the most intense way to experience the trip, but most rides in Ha Giang are not only gorgeous, but also tiring and at times dangerous.
There is only one road connecting the town of Ha Giang to the smaller towns of Quan Ba and Yen Minh and then Dong Van and Meo Vac districts, the most remote part of the trip.
From Quan Ba, a beautiful road takes you on cliffs beside the Mien River. The road goes through several Mong villages before it lands in Dong Van Town, where the local Tay community has been living for around 200 years.
The French army landed here in the 19th century and there are still several rows of old French tile-roofed homes alongside other Vietnamese homes from the late 19th and early 20th centuries.
The Mong market is open every Sunday, producing a variety of different sounds and smells.
About 20km from Dong Van is Meo Vac Town, the capital of Meo Vac District. Meo Vac is famous for its “Cow Market” where 300-400 cattle are sold every Sunday in northern Vietnam’s largest bovine exchange.
The sellers, who can earn tens of millions of dong per animal, always invite the buyers to enjoy local wine after the transactions.
Meo Vac is near Dong Van, so some people go to both markets on a Sunday morning.
Happy trails
The road between Meo Vac and Dong Van may be one of the most beautiful in Vietnam.
But it has a sad history.
For years in the 50s and 60s, tens of thousands of migrant laborers from six surrounding provinces worked to break the mountain and build the road.
But due to wartime deprivation, many died of diseases and accidents. Now the road is known locally as the “Happy” road, perhaps for its beauty. But there is a monument commemorating the dead workers who built it.
The Dong Van Plateau is made even more beautiful by the Mong people who live there.
Life can be difficult for a poor Mong family, but in my years of visiting Ha Giang, I’ve never heard anyone complain or ask for a favor. The Mong always smile and are extremely friendly to visitors.
All the intricacies and grace of the Dong Van Highlands can hardly even be mentioned in this story alone. More stories will soon follow to elaborate on the culture, history and natural wonder of the area.
REACHING FOR RECOGNITION
The Dong Van Highlands, encompassing total area of more than 574 square kilometers in Ha Giang Province’s Quan Ba, Yen Minh, Dong Van and Meo Vac districts, could eventually be recognized as a UNESCO Global Geological Park.
UNESCO Vietnam has sent an application based on a recent study which concluded that limestone can be found in 11 layers on 80 percent of the surface of the plateau. Two of the layers are sediment dating from 400 to 600 million years ago.
How to get there
The highlands are about 450km north of Hanoi. Visitors can take National Road 2 by motorbike or ride in cars with fewer than 30 seats. A tour from Hanoi to the plateau should take four days and three nights. There are basically-equipped hotels in Ha Giang, Dong Van and Meo Vac. Hotel rooms are less than VND200,000 (US$10.94) per night. All towns have restaurants, gas stations, mobile phone and Internet services.
Ruộng bậc thang Banaue
Ruộng bậc thang Banaue là các ruộng bậc thang có 2000 năm tuổi tại núi Ifugao của Philippines được tổ tiên những cư dân bản địa Batad tạo nên. Người ta cho rằng, các ruộng bậc thang được tọa ra bằng rất ít công cụ, chủ yếu là bằng tay. Các ruộng bậc thang này có độ cao so với mặt biển là 1500 m và có diện tích 10.360 km2 bên sườn núi. Các ruộng bậc thang này được hệ thống thủy lợi tự nhiên là nước mưa trên đỉnh núi cấp nước.
Các ruộng bậc thang Banaue là một bộ phận của Các ruộng bậc thang của Philippine Cordilleras, các công trình nhân tạo cổ (2000 đến 6000 năm), được tìm thấy ở tỉnh Mountain Province và Ifugao, được công nhận là Di sản thế giới.
Canh tác ruộng bậc thang là loại hình canh tác độc đáo ở vùng Đông Nam Á, ruộng bậc thang là kiểu canh tác lúa nước trên địa hình đồi núi với một hệ thống thủy lợi khá tinh vi nhằm cung cấp nước cho sự sinh trưởng của cây lúa. Có thể nói loại hình canh tác ruộng bậc thang tồn tại một cách độc đáo ở các nước Đông Nam Á với các tộc người cụ thể. Ở Việt Nam có tộc người Hmông, Dao, Hà Nhì, La Hủ ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu. Ở Trung Quốc tại tỉnh Vân Nam thuộc châu Hồng Hà, Quí Châu với người Hà Nhì, HMông, Na Xi. Ở Thái Lan vùng núi cao Đông Bắc có tộc người Karen. Ở Inđônêxia, trên quần đảo Ba Li loại hình canh tác này cũng phổ biến, ở Philippine ở một số địa phương như Luzon, Man Da Nao, Pan Na Wan...: có tộc người Ifugao, đây là những chủ nhân sáng tạo ra loại hình canh tác độc đáo vào loại nhất thế giới trong hoạt động nông nghiệp truyền thống.
Vài nét về người Ifugao
Cho đến những năm đầu của thế kỉ XX, người Ifugao ở Philippin được nhiều nhà dân tộc học và khảo cổ học quan tâm. Các nhà khoa học đã chú ý đến tộc người này với những điểm đặc biệt về địa hình cư trú, hoạt động kinh tế truyền thống cũng như những nghi lễ tín ngưỡng diễn ra trong năm liên quan đến sự sinh trưởng của cây lúa.
Nước cộng hòa Philippin là một quốc đảo có khoảng 7000 các hòn đảo lớn nhỏ, đó là một quốc đảo với những quần đảo san hô nằm dưới mực nước biển và những quần đảo rộng lớn được bao bọc bởi núi cao, bề mặt được bao phủ cối sum xuê tươi tốt. Theo tài liệu khảo cổ học thì con người đã đến đây lần đầu tiên vào 100.000 năm trước với phương thức kiếm sống cổ xưa là: săn bắn và hái lượm, họ bắt đầu cuộc sống với những nguồn sống chính như vậy. Sau nhiều nghìn năm sau, sự đa dạng của các nhóm tộc người từ hải đảo cho đến các miền núi cao Châu Á đã đến và tụ hợp tại đây với những lợi thế trong kỹ năng sản xuất nông nghiệp, với một cấu trúc xã hội phức tạp. Từ sự phức hợp trộn lẫn nhau của những con người và những nền văn hóa mà cơ sở hạ tầng của nền văn minh đã thiết lập nên Philippin như một thực thể đã được sinh ra.
Ở miền trung của vùng Bắc Luzon là những ngọn núi sừng sững và những hẻm núi có nhiều sông suối liền kề những thung lũng đất phì nhiêu, những dòng sông rải rác, hoàn toàn yên lặng, có nhiều sương mù bao phủ, nơi đó còn có những cánh rừng. Trong cái biên giới gồ ghề của pháo đài tự nhiên đó là cuộc sống của người Ifugao, một tộc người sống độc lập và có phần bảo thủ, những người có tính cách thật ngang ngạch bướng bỉnh.Trong hơn 300 năm họ chống lại một cách quyết liệt đối với sự truyền giáo của người Tây Ba Nha cũng như văn hóa kiêu ngạo, thực dụng của người Mỹ, họ vẫn tiếp tục đi theo đường lối độc lập của chính phủ Philippin để chống lại quá trình phương tây hóa và sự tiếp biến văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp từ phương tây. Sự tiến bộ và quá trình hiện đại hóa có lẽ là mệnh lệnh từ thủ đô Malila đối với quá trình hiện đại hóa đất nước, nhưng người Ifugao lại kiên quyết giữ gìn bản sắc tộc người và đời sống của họ để phù hợp với niềm tin, tập tục, những gì mà tổ tiên linh thiêng của họ để lại.
Khi nhà thám hiểm Magellan khám phá ra Philippin năm 1521, ông đã phải đối mặt với những tộc người sống dọc ven biển, những tộc người này theo Hồi giáo, chiếm ưu thế về mặt thương mại và ngoại giao, có nhiều quyền lợi gắn liền với các nước: Indonêxia, Trung Quốc và Thái Lan. Trong năm 1565 người Tây Ban Nha thiết lập nên những pháo đài đầu tiên của mình trên vùng đảo Cebu. Từ cơ sở ban đầu ấy họ đã nhanh chóng dành quyền kiểm soát Philippin ở vùng duyên hải. Cho đến cuối thế kỉ 16 họ tập trung chinh phục những tộc người hoang dại ở những vùng nội địa. Trong sự nỗ lực đó, người Tây Ban Nha chỉ thành công ở những vùng rìa ngoài, còn những tộc người ương bướng vẫn tiếp tục phát triển ở các vùng đất đá khắc nghiệt ở Luzon, Min Da Nao và ở những hòn đảo khác thuộc Mindoro, Palawan hoặc Nergros mà người Ifugao là một tộc người điển hình sinh sống trên những vùng đất này.
Trong lúc này ở Philipin đã diễn ra một cuộc đấu tranh không hề khoan nhượng giữa một bên là người Tây Ban Nha không bao giờ thỏa hiệp trong sự nỗ lực của mình để thống trị và cải tạo người Ifugao và người Ifugao cố gắng chống trả, giữ gìn và bảo vệ xã hội cũng như tâm linh của họ một cách độc lập. Những người Ifugao được nhiều nhà thống trị Tây Ba Nha chú ý nhất trong việc không khoan nhượng về chính trị, bởi thế vì sao Juan Villaverde, một nhà truyền giáo Tây Ban Nha đã viết “ Người Ifugao, họ tin vào bản thân họ, vào vị vua tối cao, sẵn sàng trả thù bất cứ sự xâm phạm nào đến cá nhân, đến ngôi nhà và vùng đất của họ. Họ ghét sự thống trị của những người xa lạ”.
Mặc dù có sự gắng sức của cả hai thế lực là nhà thờ và chính phủ trong việc đồng hóa và cải đạo đối với người Ifugao, nhưng dường như không gì lay chuyển được họ. Với số dân xấp xỉ 120.000 người, sống rải rác trong vùng rộng lớn với một diện tích trên 1120 km vuông, trên những vùng đất gồ ghề, lởm chởm, những nơi có địa hình rất khắc nghiệt, nơi có nhiều mưa bão, lũ lụt thường xuyên. Trong hoạt động nông nghiệp truyền thống, người Ifugao là chủ nhân của phương thức canh tác ruộng nước bậc thang, đồng thời họ cũng là tộc người có nhiều mối liên hệ chặt chẽ với cây lúa, những nghi lễ ma thuật xung quanh cây lúa, xét đến cùng đó cũng là sự thể hiện lòng tôn sùng, kính trọng của họ với thần linh.
[sửa]Ruộng bậc thang của người Ifugao
Nông nghiệp chính của người Ifugao là chăn nuôi và trồng lúa. Người Ifugao đã sáng tạo ra nền văn hóa lúa nước dựa trên nền tảng canh tác ruộng bậc thang. Chăn nuôi đối với người Ifugao phát triển với việc chăn nuôi gia súc như: dê, lợn trên các sườn đồi, núi. Người Ifugao cũng có thể sử dụng các thửa ruộng bậc thang để phát triển chăn nuôi. Cây lúa nước trên các thửa ruộng bậc thang đòi hỏi hệ thống thủy lợi thuận tiện nhằm cung cấp cho sự sinh trưởng của cây lúa và bảo vệ sự màu mỡ của đất đai.
Những cánh đồng lúa của người Ifugao xứng đáng với vị trí là một trong những kì quan của thế giới. Đó là những núi đất được người Ifugao chinh phục với độ cao từ 700mét đến1500mét. Một số thửa ruộng hẹp đã được người Ifugao khai thác, kiến tạo cho phù hợp với thế đất nơi đây. Những thửa ruộng bậc thang dường như được dựng lên, vây quanh lấy các mặt phẳng của triền núi. Trong những vùng miền sinh sống của những người Ifugao, thiên nhiên ở đây được coi là tinh khiết nhất, những dòng sông đáy là đá thô giáp, ở vùng sinh sống của người Silipanes (một nhóm của người Ifugao) những bờ ruộng bậc thang được kè bằng những viên đá nứt nẻ, liên kết với nhau tạo thành các bờ bền vững. Những thửa ruộng bậc thang đa dạng về kích thước, chênh nhau về độ cao thấp được người Ifugao kiến tạo khắp nơi. Ở Benaue, ruộng bậc thang dường như mọc lên dựng đứng. Một số tài liệu công bố bố rằng ở Benaue những thửa ruộng bậc thang có chiều cao so với bậc dưới là 2,1 mét, đó là sự mô tả hơi quá mức. Sự thật là những thửa ruộng cao nhất ở Benaue là khoảng 1,5mét; nhưng phần lớn những thửa ruộng bậc thang của người Ifugao theo nghiên cứu mới đây nhất thường có độ chênh là 0,6 mét.
[sửa]Thủy lợi
Đối với người Ifugao khi lựa chọn một vùng đất để khai khẩn và canh tác người ta phải căn cứ vào các yếu tố thuận lợi trước khi tiến hành làm. Đó là các vùng đất có thể đưa vào sử dụng trên cơ sở các vùng phụ cận có thể làm được thủy lợi. Tổng số lao động cần thiết cho việc khai khẩn những thửa ruộng ở các vùng phụ cận và giá trị kinh tế ở đó. Yếu tố thủy lợi là vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất khi đưa vùng đất đó vào sử dụng. Trong canh tác ruộng bậc thang, người Ifugao có những hiểu biết rõ ràng về chế độ tưới tiêu nước một cách mẫu mực. Sự hiểu biết của họ về công nghệ dẫn nước, phối hợp với kĩ năng dựng đá với những dụng cụ tự tạo bằng tay đã cho phép họ thiết lập hệ thống thủy lợi phi thường nhằm cung cấp nước cho các thửa ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang của người Ifugao được đắp bờ bằng những bức tường đá cứng cáp và vững chắc với độ cao trung bình 0,3mét được dựng thành những đường cong tự nhiên. Vì sự tuần hoàn của hệ thống thủy lợi dẫn nước từ dưới đáy thung lũng đến đỉnh núi, người Ifugao có thể đưa nước lên những chân ruộng bậc thang trên những đỉnh cao nhất, ở đây có sự khác biệt với cách dẫn nước vào ruộng bậc thang của người Hmông ở Sa Pa, Lào Cai, Việt Nam đó là hệ thống thủy lợi dựa vào nguồn nước mưa tự nhiên và hệ thống nước đùn tự nhiên ở các chân ruộng. Những đập ngăn nước của người Ifugao có thể rời bỏ ra hoặc là di chuyển với những viên đá nặng nhiều tấn. Hệ thống thủy lợi được làm bởi những rãnh đá thông minh và những thanh tre được bổ làm đôi thành các máng nước, được nối lại với nhau và bao quanh lấy thửa ruộng.
[sửa]Gieo trồng
Vào tháng 9 hoặc tháng 10 là thời điểm chuẩn bị cho việc gieo trồng trên các thửa ruộng bậc thang của người Ifugao. Sau khi sửa chữa lại các ống máng dẫn nước, những thửa ruộng có độ sâu với mực nước phủ chừng gót chân với đất nhuyễn, đó là những thửa ruộng lý tưởng cho việc gieo trồng. Nước sau đó được tháo ra, lúc đó bề mặt ruộng có mức nước ngập bên trên vài cm. Suốt cả năm những chân ruộng ngập dưới nước.Thậm chí sau khi thu hoạch lúa, nước cũng không bị tháo ra, để sau đó cho các loại thực vật ra khác tiếp tục phát triển. Đó là các yếu tố làm cho đất tốt hơn với những ụ đất mà các loại thực vật mục ruỗng làm xốp đất.
Những ruộng bậc thang được chuẩn bị cho việc gieo trồng từ 2 đến 4 tuần sau khi đất được làm tươi xốp. Việc gieo trồng bắt đầu ở Kianga ở đầu tháng Chạp và tiếp tục cho đến trung tuần tháng ba. Trong một vài năm, việc gieo trồng bị chậm lại bởi lý do lụt lội.
Thông thường vào đầu tháng 12 những hạt giống được gieo trồng, người gieo mạ đôi khi còn phải dựng lán tại cánh đồng để bảo vệ những hạt lúa mới gieo, tránh chuột bọ, lợn rừng. Những hạt thóc sau gieo trồng được phát triển rất nhanh, đó cũng là khoảng thời gian những chân ruộng đợi mưa.
Tiếp theo việc gieo trồng là giai đoạn làm cỏ, đây là thời điểm mà các hoạt động trên đồng ruộng gắn chặt với người phụ nữ. Những người phụ nữ có thể làm sạch bề mặt ruộng bằng cách nhổ đi các loại cây trên đám ruộng. Họ cũng có thể nhổ các loại cây kí sinh và vùi chúng vào trong bùn, khi chúng bị phân rã làm cho đất màu mỡ hơn. Tất cả những thửa ruộng đều được làm theo cách này vài ba lần. Khi những cây lúa bắt đầu bám rễ vào đất và phát triển, những cây lúa mọc đều nhau được người Ifugao lựa chọn, những cây lúa có lá ngắn hơn so với sự phát triển bình thường sẽ bị loại bỏ. Cùng với thời gian đó những mương dẫn nước sẽ được làm sạch cỏ rác. Lúc này số lượng người lao động tăng lên để chăm sóc cho các thửa ruộng.
[sửa]Giết sâu bọ
Lúa gạo là đối tượng của rất nhiều loại côn trùng, sâu bọ. Khi những thửa ruộng bị sâu bọ, ngay lập tức nó sẽ bị nhổ lên đem đốt và vứt ra phơi dưới ánh sáng mặt trời. Trong trường hợp những thửa ruộng được phát hiện với tình trạng sâu bọ quá tồi tệ, chắc chắn nó có liên quan đến những thế lực siêu nhiên và phải tiến hành các nghi lễ. Sâu bọ được họ quan niệm có nguồn gốc bởi một thế lực quyền uy có tên là Bangawan, theo yêu cầu Bangawan sẽ phải làm lễ hiến sinh con vật. Với người Hmông ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai -Việt Nam, trong giai đoạn canh tác lúa bị sâu bọ phá hoại, người Hmông thường quan niệm là do con ma dữ gây nên chứ họ không quan niệm đó là sự phá hoại của sâu bọ. Lúc này người Hmông sẽ tiến hành lễ cúng khu sinh: đốt vài thẻ hương cùng giấy bản và rắc đều ra ruộng bị sâu bệnh, người ta cho rằng làm như vậy sẽ tránh được sâu bọ phá hoại mùa màng.
[sửa]Thu hoạch
Việc thu hoạch bao gồm việc cắt bỏ những loại cỏ thực vật có độ cao thấp hơn 20cm so với đầu ngọn lúa chín, lúa chín lúc này được người Ifugao buộc lại thành từng bó bằng các lạt tre hoặc là dây gaddang, rồi họ mang từng bó nhỏ đưa lên kho thóc. Những loại hái mà người Ifugao sử dụng là ua có lưỡi nhỏ, được cầm chắc trong tay, được đặt với một góc tù là 25 độ so với lòng bàn tay, loại thứ hai là hái của vùng Ilokano và vùng Gaddang, bao gồm một lưỡi được dùng vuông góc với tay và cầm chắc, những lá được đặt trước lòng bàn tay, khi cắt người ta chỉ cần xoay ngược hái là có thể cắt được các ngọn lúa.
Khi kho thóc được chất đầy, lúa gạo được để đó chừng hai tuần, sau đó lúa được đem phơi khô cho đến khi tổ chức một nghi lễ thành kính. Những nghi lễ, tập tục hiến sinh được người Ifugao thực hành để thể hiện lòng kính trọng của mình trước tổ tiên ông bà, đồng thời họ yên tâm với số lượng thóc lúa ngày càng tăng lên.
[sửa]Ăn lúa mới
Thời gian thu hoạch là thời gian linh thiêng nhất đối với tất cả người Ifugao, bất kể đó là người già, phụ nữ, trẻ em, nam giới trong cộng đồng của mình. Thời gian thu hoạch là vòng quay của những bữa ăn uống với rất nhiều thức ăn và những ché rượu gạo được chưng cất dường như là bất tận. Với những người Ifugao nghèo khổ, thời gian thu hoạch đối với họ thực sự là những ngày tháng sống trong sung sướng, được ăn uống và chia sẻ. Với những người trẻ tuổi họ được hát và uống, được giãi bày tâm sự, được thưởng thức những thức ăn ngon. Khi đó mặt trời nóng và chiếu những tia nắng nóng khủng khiếp, họ vẫn cứ vui vẻ. Trong những ngày tháng thu hoach. Những người đàn ông có vợ và phụ nữ cùng nhau làm việc và trao đổi và có những nhận xét dí dỏm thỉnh thoảng cùng nhau hát. Những người đàn ông trẻ và những người phụ nữ chưa chồng tạo thành một nhóm vui vẻ, lúc đó họ hát các bài hát về tình yêu, về lao động, la hét với những tiếng cười trong sự ứng khẩu.
Ruộng bậc thang của người Ifugao nhìn từ góc độ xã hội
Đối với người Ifugao lúa gạo có vai trò rất quan trọng, đôi khi nó còn được coi trọng hơn bất cứ những thức ăn khác. Trong truyền thống cũng như xã hội hiện đại, người Ifugao đã thiết lập nên một xã hội vững chắc dựa trên nền tảng là văn hóa lúa gạo. Lúa gạo được coi như là trung tâm của việc trao đổi, buôn bán, biểu thị cho sức mạnh và nguồn sống của tộc người này. Xã hội người Ifugao là xã hội bền vững được liên kết chặt chẽ với sự sinh trưởng của cây lúa và gắn chặt tới những vụ thu hoạch. Mặc dù sản lượng thu hoạch còn ít ỏi so với giá trị lao động thực. Sản phẩm của lúa gạo và sự xây dựng hàng ngàn km ruộng bậc thang cùng với hệ thống thủy lợi tinh vi từ lâu là niềm tự hào của người Ifugao. Xét dưới góc độ xã hội đó là sự biểu thị về cơ cấu tổ chức chặt chẽ và sự liên kết của nhóm tộc người này. Ở góc độ văn hóa tâm linh theo quan niệm của người Ifugao thì sự giúp đỡ của các vị thần và những linh hồn đã giúp họ biến các vùng núi cao và những vực sâu thành mặt phẳng, những cánh đồng tươi tốt, cho phép họ thịnh vượng và tự chủ trong một quốc gia mà yếu tố chính trị thường xuyên bất ổn. Với những ý nghĩa lớn lao như vậy, mà loại hình canh tác ruộng bậc thang của người Ifugao ở Philipin đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1995.
Trước đây việc chuyển nhượng mua bán ruộng bậc thang là rất hiếm loại trừ sự thừa kế, nhưng ngày nay việc mua bán được diễn ra ngày càng thường xuyên. Tập quán của người Ifugao là dành cho người mua một bữa tiệc nơi mà họ hàng của người mua và người bán đều có thể đến. Người mua và những người thân thích của anh ta sau đó sẽ đưa những món quà cho người bán.Những món quà đó có thể là những chiếc trâm cài đầu hoặc là những con dao dài đó là những đồ vật thường xuyên được biếu tặng, sau này là tiền. Cả hai bên mua và bán sau đó cùng tham gia và cầu cúng cho sự chuyển đổi mảnh ruộng này sẽ đem lại những vụ thu hoạch bội thu, thêm vào đó là những lời cầu cúng cho những con chuột bọ, những loài côn trùng làm hại mùa màng sẽ không phá hoại những mùa, và mùa màng năm này qua năm khác sẽ được tươi tốt và bội thu. Người thân của cả hai bên bán và mua sẽ làm chứng cho cuộc chuyển nhượng này. Những món quà dành cho những người thân của người bán phụ thuộc vào yêu cầu của họ trong việc làm nội dung cũng như xây dựng niềm tin tronng tương lai. Có thể sẽ trở thành điều cần thiết, những người thân thiết của người bán. Ở Kiangan giá trị của một mẫu trung tâm ruộng bậc thang có nước cung cấp đầy đủ thường là 500.000 pê xô. Ở Piuong hay là Amgana, nơi những vùng đất chưa được chiếm giữ, chưa có khả năng thủy lợi giá trị thường là 80.000 pêxô. Ở Jaliap, Bolog hay ở những thành phố mới được hình thành do di cư, giá trị thường là 250.000 pê xô. Ở Kianga một vùng đất trung tâm của nơi canh tác có thể tiến hành khai khẩn thêm những mảnh ruộng, giá trị của nó thường gấp từ 6 đến 12 lần so với những vùng đất ở rìa mép.
Trên cơ sở những tài liệu khoa học của một số học giả nước ngoài về loại hình canh ruộng bậc thang của tộc người Ifugao ở Philippine và so sánh với ruộng bậc thang của người Hmông ở Sa Pa, Lào Cai, chúng ta thấy rằng đây là loại hình canh tác độc đáo có nhiều nét tương đồng ở khu vực Đông Nam Á. Ruộng bậc thang không chỉ là một hoạt động nông nghiệp truyền thống nhằm nuôi sống con người mà xoay quanh loại hình này còn có biết bao các yếu tố văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng liên quan. Việc tìm hiểu sâu sắc một hoạt động kinh tế mang tính phổ biến nhưng lại rất đặc thù của một số tộc người sống trên các cùng đất dốc ở khu vực Đông Nam Á là một vấn đề khoa học thật lý thú.
Sa Pa mùa lúa chín
>> Ruộng bậc thang Sa Pa: “Top 7” ruộng bậc thang kỳ vỹ nhất thế giới
>> Ngắm ruộng bậc thang trong mùa tuyệt đẹp
>> Mùa vàng Quản Bạ
Đây là mùa đẹp nhất ở vùng núi cao Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Những thửa ruộng bậc thang “như những chiếc thang trời” ở các bản làng luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Những thửa ruộng bậc thang Sa Pa có từ hàng trăm năm nay và đều do những đôi bàn tay cần mẫn của người nông dân thuộc các dân tộc thiểu số kiến tạo nên. Làm ruộng bậc thang giỏi nhất phải kể tới người Hà Nhì, rồi tới người Mông, người Dao… quanh năm sống trên những triền núi cao Hoàng Liên Sơn.
Những thửa ruộng bậc thang dù to hay nhỏ đều được “chạm khắc” trông thật thuận mắt và dễ canh tác. Trong đó có những cánh đồng bậc thang rộng hàng trăm héc ta ở Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn… giống như những bức tranh phong cảnh khổng lồ với những đường nét uốn lượn mềm mại mà các “họa sĩ chân đất” vẽ nên.
Ruộng bậc thang Sa Pa đang tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo cho Việt Nam, nhất là sau khi được tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) bình chọn là một trong 7 ruộng bậc thang kỳ vĩ nhất châu Á và thế giới.